Số người truy cập: 0
Lượt truy cập hôm nay: 27
Lượt truy cập hôm qua: 119
Tổng người truy cập: 753423
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nhiều người cho rằng ăn mít sẽ bị nóng trong. Tuy nhiên, quan niệm này không ...
Đọc tiếpTăng cường thị lực: Xoài giàu vitamin A, rất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa zeaxanthin và lutein trong xoài giúp bảo vệ ...
Đọc tiếpXử lý sâu bệnh cho cây quýt đường Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% ...
Đọc tiếpCác vị thuốc từ lá cây chùm ruột: Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc ...
Đọc tiếpTác dụng chữa bệnh từ các bộ phận của cây chùm ruột (cây tầm ruột)
Các vị thuốc từ lá cây chùm ruột: Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
Các vị thuốc từ quả cây chùm ruột: Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se. Quả vị chua, hơi ngọt thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Dịch ép quả dùng để giải khát. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% mg vitamin C. Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này. Quả chùm ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.
Các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột: Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn. Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc. Cách dùng các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột bằng cách ngâm rượu. Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau: Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200 gr bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng. Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến. Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.
Các vị thuốc từ rễ cây chùm ruột: Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B -Amiryn), còn nhiều Acide Phenol. Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu. Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.
Các giống cây khác có thể bạn quan tâm: Đặc điểm cây chùm ruột (cây tầm ruột)